Khuyết tật thường gặp của cấu kiện bê tông - nguyên nhân và cách khắc phục (phần 1)

Bảng danh mục các khuyết tật thường gặp và các biện pháp khuyến cáo

Các khuyết tật thường gặp

Nguyên nhân có thể

Khuyến cáo

1. Sai lệch kích thước



Sai lệch kích thước cấu kiện bê tông đúc sẵn có thể ảnh hưởng đến độ thẳng của mạch liên kết giữa các cấu kiện khi lắp dựng.



Tấm đúc sẵn có thể bị vênh do bê tông chưa đủ cường độ hoặc điều kiện lưu bãi không đảm bảo.

a) Khuôn có thể không đủ cứng để duy trì độ sai lệch cho phép khi đổ bê tông.



b) Thực hiện tháo khuôn khi cấu kiện đúc sẵn có thể chưa đủ cường độ.

c) Thi công san và tạo phẳng chưa đúng cách khi hoàn thiện bề mặt, dẫn đến độ dày không đều.



d) Cấu kiện đúc sẵn (đặc biệt là panel tường và sàn mảnh)bị chịu ứng suất quá mức và biến dạng khi lưu bãi không đúng quy cách.

a) Kiểm tra thường xuyên kích thước và độ cứng của khuôn  trước khi đổ bê tông.

Theo hướng dẫn chung, độ dày tấm thép làm khuôn là:
4,5 mm - dùng đến 50 lần;
6 mm - dùng đến 100 lần;
9 mm - dùng đến 200 lần;

Khuôn sẽ hỏng dần theo thời gian, do vậy cần được sửa chữa, gia cường hoặc thay thế khi cần thiết.

b) Nên thử mẫu lập phương trước để khẳng định cường độ bê tông trước khi tháo khuôn.

c) Phải dùng dụng cụ thích hợp như thanh gạt để dàn và làm phẳng bề mặt khi đổ bê tông.



​d) Các cấu kiện lưu kho-bãi cần được xếp đúng cách tại nơi quy định với hệ thống các thanh kê và thanh chèn phù hợp.

Các biện pháp giảm thiểu

Để giảm thiểu sai lệch kích thước, có thể dùng các biện pháp phù hợp như mài, cắt, trát vữa đối với kết cấu.

Chú thích: 
Không nên sử dụng các cấu kiện có sai lệch kích thước lớn hơn giới hạn quy định, bởi sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tính đồng nhất cấu trúc hoặc tính năng chung của kiến trúc.

2. Nứt




Nguyên nhân có thể

Khuyến cáo

a) Thực hiện dỡ khuôn khi cấu kiện đúc sẵn chưa đủ cường độ



b) Vết nứt có thể tạo thành do ma sát giữa cấu kiện và khuôn đúc khi thực hiện tháo khuôn.



c) Độ dày của cấu kiện bê tông có thể quá mảnh (≤70 mm), không đảm bảo khi dỡ khuôn và vận chuyển.

d) Vết nứt có thể xảy ra trong quá trình lắp dựng do không có biện pháp phù hợp về kích thước tấm panel, hệ thống móc, cáp của cần cẩu và vị trí của các khoang cửa trong tấm panel.
a) Tuân thủ phương pháp dưỡng hộ, thời gian và nhiệt độ dưỡng hộ.

Nên thử mẫu lập phương trước để nhận biết cường độ bê tông đã đảm bảotrước khi tháo khuôn.

b) Sử dụng dầu bôi khuôn phù hợp và phủ đều lên mặt khuôn nhằm giảm thiểu ma sát.



c) Tăng độ dày tiết diện cấu kiện  để chịu được các ứng suất khi dỡ khuôn và vận chuyển.

d) Sử dụng các kỹ thuật vận chuyển phù hợp;

- Cần có đủ các điểm móc vận chuyển cấu kiện để giảm thiểu quá ứng suất tại  một số vị trí;

- Cần bổ sung các thép gia cường quanh khoang cửa và các góc nhô trong cấu kiện;

- Khi lắp dựng nên có gia cường tạm thời cho khoang cửa.

Các biện pháp giảm thiểu

Mọi vết nứt phải được kỹ sư chuyên môn kiểm tra xác định  có gây vấn đề cấu trúc hay không;
Tùy theo vị trí và mức độ vết nứt, có thể sử dụng phương pháp sửa chữa khác nhau;
Các vết nứt dạng sợi tóc (≤ 0,3 mm) có thể được sửa chữa  bằng cách cắt tạo rãnh chữ V với độ sâu tối thiểu dọc theo vết nứt và trát;
Đối với các vết nứt bề mặt rộng ≥ 0,3 mm hoặc các vết nứt xuyên, dùng phương pháp phun epoxy sao cho các vết nứt được bịt và liên kết hoàn toàn bằng epoxy.

3. Sứt, mẻ







Nguyên nhân có thể

Khuyến cáo

a) Sứt, mẻ tại các cạnh panel thường do va chạm với các giá đỡ hoặc trong vận chuyển.



b) Phương pháp lưu kho-bãi không đúng  quy cách.



c) Bong tróc bê tông: xảy ra khi cấu kiện bê tông đúc dính khuôn do khuôn làm sạch kém hoặc thiếu dầu bôi khuôn.

d) Một số vị trí  của cấu kiện bê tông  đúc  có nguy cơ hư hại do lớp bê tông bảo vệkhông đủ dày khi đổ bê tông.



e) Móc chờ chịu tải trọng không phù hợp và đặt sai vị trí trong kết cấu.
a) Tránh làm hư hại cấu kiện khi xếp, bốc, vận chuyển.

Cần sử dụng vật liệu đệm lót nhằm tránh nguy cơ hư hại.


b) - Mặt bằng kho-bãi phải tương đối phẳng và khô;

- Cấu kiện bê tông đúc sẵn được lưu kho-bãi và xếp đúng cách tại nơi quy định với hệ thống các thanh kê và thanh chèn phù hợp.

c) - Khuôn cần được làm sạch, phẳng bề mặt;

Lớp dầu phủ đều và đủtrên mặt khuôn.

d) Sử dụng các viên kê đúng kích thước và chắc chắn để tạo độ dày lớp bê tông bảo vệ đúng quy định khi đổ bê tông.



e) - Móc chờ và cường độ bê tông cấu kiện phải bảo đảm đủ an toàn để nâng cấu kiện. Sử dụng các chitiết để nâng và vận chuyển an toàn, hiệu quả;

Móc chờ cần phải được đặt tại vị trí chính xác và được liên kết chặt tại độ sâu quy định trước khi đổ bê tông.

Các biện pháp giảm thiểu

Loại bỏ bê tông vỡ và  làm sạch bụi, bẩn tại vị trí hư hại;
Phủ keo dính lên bề mặt bê tông hư hại;
Hàn lưới thép để gia cường cho hỗn hợp bê tông sửa chữa;
Hỗn hợp bê tông đắp sửa chữa phải phù hợp với cường độ bê tông nền;
Tạo khuôn để đổ bê tông sửa chữa nếu cần thiết;
​Có biện pháp bảo vệ vị trí đã sửa chữa, tránh tác động trong thời gian dưỡng hộ.

 

>> Xem tiếp Phần 2

 

Trung tâm Thông tin lược dịch (Theo BAC)