Khuyết tật thường gặp của cấu kiện bê tông - Nguyên nhân và khắc phục (phần 2)

Bảng danh mục các khuyết tật thường gặp và các biện pháp khuyến cáo (tiếp theo Phần 1...) 

Các khuyết tật thường gặp Nguyên nhân có thể Khuyến cáo

4. Rỗ tổ ong






a) Đầm bê tông kém do thiết bị đầm không đảm bảo hoặc cốt thép quá dày đặc.


b) Rò rỉ vữa xung quanh khuôn do:
- Khuôn bị lỏng hoặc mất chốt;
- Hỏng đai cao su bịt;
- Khuôn hỏng.

a) - Cần sử dụng phương pháp đầm phù hợp;

- Có thể cần phải chỉnh lại thiết kế cấp phối bê tông và tính công tác của bê tông;
- Sử dụng thiết bị đầm phù hợp;
- Giảm độ dày đặc thép gia cường bằng cách thay đổi đường kính thép hoặc tăng tiết diện cấu kiện khi có thể;
- Sử dụng máng rót bê tông phù hợp.

b) Khuôn và phụ kiện hư hại cần sửa và thay tránh rò vữa khi đổ bê tông.

Các biện pháp giảm thiểu

Loại bỏ bê tông vỡ và làm sạch bụi bẩn tại vị trí hư hại;
Phủ keo dính lên bề mặt bê tông hư hại;
Hàn lưới thép để gia cường cho hỗn hợp bê tông sửa chữa;
Hỗn hợp bê tông đắp sửa chữa phải phù hợp với cường độ bê tông nền;
Tạo khuôn để đổ bê tông sửa chữa nếu cần thiết;
Có biện pháp bảo vệ vị trí đã sửa chữa tránh tác động trong thời gian dưỡng hộ.

5. Bị thiếu hoặc bị sai các chi tiết như: chi tiết đặt trước, chốt, rãnh, móc chờ, thép gia cường, thép chờ, hộp gen, ống chờ.



Nguyên nhân có thể

Khuyến cáo

a) Chi tiết có thể bị thiếu trong bản vẽ chế tạo.

b) Việc kiểm tra tại trước khi đổ bê tông chưa chuẩn mực

a) Các chi tiết phải được thể hiện trong bản vẽ chế tạo. Mọi thay đổi cần được thông báo cho xưởng gia công.

b) Sử dụng danh mục kiểm tra trong quá trình kiểm tra để bảo đảm rằng tất cả các chi tiết quy định trong bản vẽ đều có đủ trước khi đổ bê tông.

Các biện pháp giảm thiểu

Việc thiếu thép chờ, thép gia cường và móc chờ có thể được thay thế bằng cách hàn thêm vào thép đã có sau khi tẩy phần bê tông ở phần khuyết tật;

Việc thiếu khác như rãnh, hộp gen,… thì xử lý bằng cách đục bê tông.

6. Trượt cáp với các giá trị vượt thiết kế (Chỉ áp dụng cho cấu kiện dự ứng lực trước).

Trượt cáp dự ứng lực có thể kiểm tra bằng mắt thường

Nguyên nhân có thể

Khuyến cáo

a) Thiếu cường độ liên kết giữa bê tông và cáp dự ứng lực trước.

b) Đầm bê tông không đủ chặt xung quanh các cáp dự ứng lực.

a) Cần đạt cường độ bê tông theo yêu cầu của cấu kiện dự ứng lực và kiểm tra mẫu lập phương trước khi cắt cáp dự ứng lực.

b) - Dùng phương pháp đầm phù hợp khi đổ bê tông;
- Có thể căn chỉnh lại thiết kế cấp phối bê tông và tính công tác của bê tông;
- Sử dụng thiết bị đầm phù hợp để đạt độ đầm chặt tốt nhất.

Các biện pháp giảm thiểu

Không thể sửa cấu kiện với khuyết tật trượt cáp;
Phải kiểm tra thiết kế để bảo đảm rằng với khuyết tật trượt cáp, cấu kiện có thể đủ chịu tải và được chấp nhận.

7. Không thẳng hàng

Nguyên nhân có thể

Khuyến cáo

a) Thực hiện lắp dựng các cấu kiện không chính xác.



b) Sai lệch kích thước của cấu kiện bê tông đúc sẵn.

a) 1. Sử dụng thiết bị trắc đạc phù hợp để dóng thẳng hàng tốt hơn.

    2. Kiểm tra trắc đạc trước khi liên kết cứng cố định.

b) Các kích thước quan trọng của cấu kiện bê tông đúc sẵn cần phải được kiểm tra trước khi lắp dựng.

Các biện pháp giảm thiểu

Trong khi lắp dựng có thể hiệu chỉnh nhỏ độ dóng thẳng của kết cấu. Tuy nhiên, phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc điều chỉnh đó đến độ dóng thẳng cuối cùng của công trình;

Đối với các sai lệch kích thước nhỏ thì các biện pháp hiệu chỉnh như mài, cắt và trát vữa bề mặt có thể được áp dụng để sửa cấu kiện trước khi lắp dựng.

Chú thích: Không nên sử dụng các cấu kiện có các sai lệch kích thước lớn hơn giới hạn quy định và có ảnh hưởng đáng kể đến tính đồng nhất cấu trúc hoặc tính năng kiến trúc.

>> Xem lại Phần 1

 

Trung tâm Thông tin lược dịch (Theo BAC)